Tiểu sử Anna_Rajecka

Anna Rajecka là con gái của họa sĩ tranh chân dung Józef Rajecki. Khi trưởng thành, bà được làm con đỡ đầu của Vua Stanisław August Poniatowski. Lúc đầu, mọi người nghĩ rằng bà là con ngoài giá thú của Vua và sau đó lại tin rằng bà là tình nhân của Vua. Năm 1783, Anna Rajecka được nhà vua Ba Lan ghi danh vào một trường nghệ thuật dành cho nữ tại LouvreParis. Bà làm học trò của các họa sĩ Ludwik Marteau và Marcello Bacciarelli ở Warsaw; và theo học họa sĩ Jean-Baptiste Greuze và có thể cả Élisabeth Vigée Le BrunParis. Mặc dù sau đó bà có gặp Jacques-Louis David nhưng có lẽ không học được gì từ ông.

Mục đích của nhà vua Ba Lan khi tài trợ tiền học cho Anna Rajecka là bà sẽ trở về Ba Lan và trở thành một giáo sư mỹ thuật, thế nhưng sau khi kết hôn với Pierre-Marie Gault de Saint-Germain vào năm 1788, bà đã quyết định ở lại Paris. Anna Rajecka trở thành người phụ nữ Ba Lan đầu tiên có tác phẩm được triển lãm tại Phòng triển lãm Paris vào năm 1791. Có lẽ bà vẫn tiếp tục được nhà vua Ba Lan tài trợ cho đến năm 1792. Dù Anna Rajecka đã gửi nhiều tác phẩm của bà về Warsaw nhưng Bacciarelli cho rằng rất ít tranh xứng đáng được bổ sung vào Bộ sưu tập Hoàng gia.

Chủ đề trong các tác phẩm của Anna Rajecka thường xoay quanh hoàng gia Ba Lan. Ở Paris, bà nhận được nhiều tiền hoa hồng từ tầng lớp quý tộc địa phương nhờ ảnh hưởng miễn cưỡng của người đại diện của nhà vua Ba Lan là Filippo Mazzei vì ông cảm thấy bà có ít tài năng và rất khó đối phó.

Trong Triều đại Khủng bố, Anna Rajecka chạy trốn từ Paris đến Clermont-Ferrand và có thể đã từ bỏ việc vẽ tranh. Thông tin về giai đoạn này của bà rất ít ỏi. Sau nhiều năm, bà trở lại Paris và được cho là bị mù vào khoảng năm 1824.